Công ty cổ phần đầu tư thương mại Đại Dương

Vietnamese Chinese (Simplified) English

Quản lý tổng hợp bệnh đốm vằn hại lúa (khô vằn)
Khô vằn (Đốm vằn) là đối tượng bệnh hại quan trọng trên cây lúa. Bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo; hạt lúa bị lép lửng, gạo xay bị nát, chất lượng gạo thấp. Việc phòng trừ bệnh đốm vằn phải được thực hiện ngay từ đầu vụ, bao gồm sử dụng giống chống chịu với bệnh, gieo sạ với độ gieo vừa phải, bón phân cân đối, hợp lý. Nếu sử dụng giống bị nhiễm bệnh nặng, gieo sạ dày, bón thừa phân đạm sẽ có nguy cơ bị bệnh đốm vằn sẽ gây hại nặng.


Tác nhân gây bệnh: do nấm Rhizoctonia solani
 Đặc điểm của nấm bệnh: Nấm bệnh khô vằn lưu tồn dưới dạng khuẩn ty và hạch nấm. Hạch nấm là những hạt nhỏ, màu trắng đến nâu nhạt. Hạch nấm lưu tồn trong đất; trong điều kiện khô hạn hạch nấm có thể sống đến 21 tháng; trong điều kiện ướt hạch nấm có thể sống đến 8 tháng. Nấm bệnh lây lan qua đất, nước, tàn dư cây trồng bị bệnh... Khi làm đất hạch nấm nổi trên mặt nước, trôi theo nước lan truyền từ nơi này đến nơi khác. Hạch nấm tiếp xúc với bẹ lá, nẩy mầm và xâm nhiễm bẹ lá. Nấm bệnh đốm vằn có thể sống trên 188 loài cây thuộc 32 họ trong đó có ít nhất 20 loài cỏ dại thuốc 11 họ.
 Điều kiện phát sinh và phát triển
* Điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu): Bệnh phát sinh và phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm cao; nhiệt độ 25 - 30oC, ẩm độ trên 95%. Bệnh gây hại quanh năm trên hầu hết các trà lúa: Đông xuân, Xuân hè, Hè thu, Thu Đông và lúa Mùa.
* Sử dụng giống lúa nhiễm khô vằn nặng: gieo trồng giống nhiễm bệnh nặng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh gây hại nặng hơn.
* Gieo sạ mật độ dày: gieo sạ dày làm cho ẩm độ không khí bên trong tán lúa tăng cao, góp phần làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn, hơn nữa mật độ dày còn tạo điều kiện cho bệnh lây lan dễ dàng nhanh chóng hơn.
* Bón phân không hợp lý: bón phân không cân đối giữa tỷ lệ N:P:K, đặc biệt là thừa phân đạm làm cho lúa phát triển rậm rạp; ẩm độ không khí bên trong tán lúa tăng cao; thích hợp cho nấm bệnh phát sinh và lây lan.
* Ruộng lúa có nhiều cỏ dại: các loài cỏ như lục bình, rau mác, lồng vực, mần trầu...vv là ký chủ phụ của bệnh đốm vằn. Ngoài ra cỏ dại nhiều góp phần làm tăng ẩm độ không khí trong ruộng lúa, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm vằn gây hại nặng hơn.
 * Thâm canh, tăng vụ: việc thâm canh, tăng vụ làm cho hạch nấm khô vằn lưu tồn trong đất ngày càng nhiều, bệnh phát sinh và gây hại ngày càng nặng.
Sự gây hại của bệnh:
 - Lúc đầu bệnh xuất hiện trên các bẹ lá gần mặt nước, vết bệnh là những đốm có màu nâu nhạt đến xám, kích thước khác nhau với đường viền màu nâu; vết bệnh có hình vằn vệnh.
 - Giai đoạn lúa chưa khép tán, bệnh phát triển ở phần gốc lúa (phát tán theo chiều ngang);khi tán lá khép kín, bệnh phát triển lên các bẹ lá trên, lên lá và bông (phát triển theo chiều đứng). Giai đoạn lúa làm đòng thích hợp nhất cho bệnh phát triển.
- Bệnh xuất hiện thành từng ổ, sau đó có thể lan rộng ra.
 - Bệnh nặng toàn bộ cây lúa bị héo nâu, khô; hạt bị lép lửng; giảm năng suất.
Quản lý tổng hợp bệnh khô vằn
- Gieo trồng giống chống chịu với bệnh: Hiện nay chưa có giống kháng bệnh đốm vằn, tuy nhiên trong quá trình canh tác lúa nguời ta phát hiện thấy có những giống bị bệnh nặng nhưng cũng có những giống bị bệnh nhẹ hơn. Nên chọn và gieo sạ các giống nhiễm nhẹ để giảm bệnh và chi phí phòng trừ bệnh đốm vằn.
 Biện pháp kỹ thuật canh tác
+ Vệ sinh đồng ruộng: sau khi thu hoạch lúa nên dọn sạch rơm rạ để hạn chế hạch nấm.
+ Làm đất: Sau khi thu hoạch lúa nên cày ải lật đất, để chôn vùi hạch nấm trước khi gieo sạ.
 + Mật độ gieo sạ: nên gieo sạ với mật độ vừa phải để tiết kiệm giống, hạn chế bệnh đốm vằn; giảm chi phí phòng trừ. Lượng hạt giống gieo sạ được khuyến cáo từ 80 - 150 kg/ha. Nếu có điều kiện nên sạ theo hàng bằng máy, lượng giống gieo sạ từ 80 -100kg/ha. Nếu sạ gieo vãi lượng hạt giống nên từ 100 - 150kg/ha. Không nên gieo sạ quá dày vì vừa tốn giống vừa tốn chi phí phòng trừ sâu bệnh đặc biệt là bệnh khô vằn.
 + Bón phân: bón phân đầy đủ, cân đối giữa tỷ lệ N:P:K. Tăng cường bón phân hữu cơ, kali giúp hạn chế bệnh. Nên sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân cho lúa, như vậy sẽ tiết kiệm được phân bón và chi phí phòng trừ bệnh.
+ Thâm canh tăng vụ: Ruộng thường xuyên bị bệnh đốm vằn gây hại nặng không nên gieo sạ nhiều vụ liên tiếp trong năm; nên luân canh với cây trồng khác không phải là cây ký chủ của bệnh đốm vằn.
 + Quản lý cỏ dại, chăm sóc: Cỏ dại vừa là ký chủ phụ vừa tạo môi trường sinh thái thích hợp cho bệnh đốm vằn. Quản lý ruộng sạch cỏ dại sẽ hạn chế được bệnh, nên áp dụng theo phương pháp "Quản lý tổng hợp cỏ dại hại lúa".
 + Quản lý nước: ruộng phải có bờ bao xung quanh để ngăn bệnh lây lan