Công ty cổ phần đầu tư thương mại Đại Dương

Vietnamese Chinese (Simplified) English

1. Đặc tính nông sinh học
- Nguồn gốc: là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Trung Quốc, được tuyển chọn và sản xuất tại Việt Nam.
- Thời gian sinh trưởng: + Vụ xuân: 120- 125 ngày
+ Vụ mùa: 100- 105 ngày
- Khả năng đẻ nhánh khỏe, chịu rét tốt.
- Cứng cây, khả năng chống đổ tốt và chống chịu tốt với bệnh bạc lá và đạo ôn.
- Thích ứng rộng chồng được nhiều vụ trong năm.
- Tỷ lệ hạt trắc trên bông cao, hạt thon dài, chất lượng gạo tốt.
- Bông to dài, hạt sếp sít, trọng lượng 1000 hạt 20gram, trỗ nhanh và thoát cổ bông.
- Chất lượng gạo tốt, không bạc bụng, cơm mềm dẻo, đậm cơm,
- Năng suất TB: 65-70 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 75-80 tạ/ha.
- Chất lượng gạo tốt, trọng lượng P1000 hạt 20gram.cơm mềm dẻo, đậm cơm.
2. Ngâm ủ
Dùng nước sạch để ngâm ủ hạt giống. Thời gian ngâm tùy theo từng loại giống đối với giống liền vụ thời gian ngâm cần nhiều hơn giống cách vụ và điều kiện thời tiết, khi ngâm cứ 6 đến 8 giờ thay nước một lần. Khi hạt thóc no nước, đãi sạch để ráo nước và ủ trong thúng (không ủ trong bao dứa hoặc túi nilon), khi ủ nếu thóc khô thì cần tưới ẩm. Khi hạt thóc nứt nanh, thóc nóng cần đảo đều để hạ nhiệt độ để tránh thối mầm. Khi mầm dài bằng ½ hạt thóc thì mang gieo.
3. Thời vụ, gieo mạ
- Thời vụ: cần theo sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và cơ cấu của địa phương.
Thường vụ xuân muộn: 25/1 – 10/2
Vụ mùa sớm: 10/6 – 20/6
- Gieo mạ:
+ Gieo mạ sân hoặc mạ dầy xúc: 1 kg giống gieo trên 5 - 6 m2 mặt luống, cấy khi mạ có từ 2,5 - 3,0 lá
+ Gieo mạ dược: 1 kg giống gieo trên 25 - 30 m2 mặt luống, cấy khi tuổi mạ có
từ 3,5 - 4,0 lá.
4. Mật độ cấy
- Lượng giống từ 1,0 – 1,5 kg/ sào Bắc Bộ.
- Cấy 50 khóm/m2 , cấy 1 - 2 dảnh/ khóm, cấy nông tay
5. Chăm sóc
1.Lượng phân bón đơn

Loại phân Sào Bắc bộ (360m2) Sào Trung bộ(500 m2) 1ha (10.000 m2)
Phân chuồng 300- 360 kg 400- 500 kg 8- 10 tấn
Phân lân 18- 20 kg 22- 25 kg 450- 500 kg
Phân đạm 7- 8 kg 10- 11 kg 200- 220 kg
Phân kali 5- 6 kg 6- 7 kg 125- 130 kg
Chú ý: nếu không có phân chuồng thì thay bằng 20-30kg phân vi sinh hữu cơ.
Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ lượng phân hữu cơ, phân lân, phân đạm 40%, phân kali 30%
+ Bón thúc lần 1 sau khi lúa bén rễ hồi xanh: bón 40% đạm, 40% kali
+ Bón thúc lần 2 (bón khi lúa đứng cái): bón 20% đạm, 30% kali.
Cần bón cân đối giữa phân hữu cơ, phâm đạm, phân lân và kali ở các thời kỳ bón lót, bón thúc.
2. Bón phân tổng hợp

Loại phân Sào Bắc bộ (360m2)
Phân chuồng: 300- 360 kg Bón lót toàn bộ phân chuồng và 20kg phân hỗn hợp 5:10:3
NPK(5:10:3): 20kg Bón thúc đẻ (khi lúa bén rễ hồi xanh): 10-12kg phân hỗn hợp 12:5:10
NPK(12:5:10):10-12kg Bón thúc đòng (khi lúa đứng cái): bón 2-3kg KCl
KCl: 2-3kg Chú ý: nếu không có phân chuồng thì thay bằng 20-30kg phân vi sinh hữu cơ

* Phòng trừ sâu bệnh: theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật ở địa phương.